BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH CÓ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ?
Làm thế nào bạn nhận biết được bệnh động mạch vành?
ĐAU THẮT NGỰC là một trong các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh động mạch vành. Cơn đau này ở vị trí giữa ngực, sau xương ức, có thể lan lên cổ hoặc lên hàm, lan ra cánh tay và cổ tay (người bệnh có cảm giác giống bị cùm tay), thường là bên trái. Đôi khi cơn đau ở vị trí thấp hơn, ở hõm dạ dày. Người bệnh có cảm giác tức ngực (cảm giác giống bị kẹp trong gọng kìm), tuy nhiên cũng có một sộ người mô tả như cơn đau nhẹ.
Đau thắt ngực ổn định
Đau thắt ngực ổn định (hay còn gọi là đau thắt ngực khi gắng sức) là biểu hiện điển hình nhất.
Đau thắt ngực được gọi là ổn định vì nó xảy ra lặp đi lặp lại ở cùng một mức gắng sức, ít ra là trong cùng những tình huống như nhau. Cùng một mức gắng sức gây ra cơn đau tuy nhiên thời tiết lạnh và cảm xúc cũng có thể gây ra cơn đau. Bạn có thể đối phó bằng cách chỉ gắng sức mức độ vừa phải, nhưng khi gắng sức đạt đến một cường độ nào đó, bạn có cảm giác đau: bạn đã chờ cơn đau xảy ra. Nhưng bạn không thể đối phó bằng cách gắng sức ở mức độ ít hơn trong điều kiện lạnh hoặc nhiều gió.
Đau thắt ngực ổn định xảy ra khi người bệnh đang ở trạng thái nghỉ là điều rất hạn hữu.
Một cơn đau ngực không nhất thiết là đau thắt ngực. Chỉ có bác sĩ của bạn mới có thể xác nhận cơn đau là đau thắt ngực, thường là với sự trợ giúp của các phương tiện máy móc, xét nghiệm. Các cơn đau thắt ngực ổn định thường là chấm dứt 1 đến 5 phút sau khi ngưng gắng sức.
Hội chứng động mạch vành cấp
Nếu đau thắt ngực xảy ra trong khi người bệnh đang nghỉ ngơi và tiếp tục kéo dài hoặc không thuyên giảm khi ngưng gắng sức, ngời ta gọi đó là hội chứng động mạch vành cấp.
Hội chứng này bao gồm:
Đau thắt ngực không ổn định: Đó là một đợt đau thắt ngực thật sự nhưng kéo dài một cách không bình thường hoặc xảy ra khi đang nghỉ ngơi. Bạn có thể chưa từng bị cơn đau khi gắng sức trớc đó. Đau thắt ngực không ổn định có thể tự khỏi. Tuy nhiên nguy cơ chính là nó có thể chuyển thành nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim: Đó là sự tắc nghẽn hoàn toàn của một động mạch vành gây ra hủy hoại một phần cơ tim. Nó biểu hiện bằng một cơn đau giống hệt cơn đau thắt ngực nhưng đau xảy ra khi người bệnh đang nghỉ ngơi, kéo dài hơn và thường có cường độ rất cao khác với các cơn đau thông thường. Bạn có thể chưa từng có các cơn đau thắt ngực trước đó. Các hậu quả của nhồi máu cơ tim nặng nề hơn nhiều so với đau thắt ngực không ổn định: nếu không được điều trị thật nhanh bạn có nguy cơ mất một phần cơ tim của bạn. Một số trường hợp nhồi máu cơ tim không có biểu hiện ngay tức thì. Các trường hợp này được phát hiện một cách tình cờ nhờ đo điện tim khi kiểm tra sức khỏe. Các trường hợp này thường gặp khi người bệnh có đái tháo đường (được gọi là nhồi máu cơ tim "yên lặng").
Chỉ có điện tim và xét nghiệm máu mới cho phép phân biệt một cách nhanh chóng giữa 2 dạng hội chứng động mạch vành cấp trên. Vì vậy bạn phải hành động ngay để có thể được đo điện tim và xét nghiệm máu càng sớm càng tốt.
Suy tim
Suy tim là một triệu chứng trễ của bệnh động mạch vành. Nó thường xuất hiện sau một cơn nhồi máu cơ tim nặng nhưng cũng có thể xảy ra do những nguyên nhân khác, do sự yếu dần của cơ tim.
Bệnh động mạch vành cũng có thể không có một biểu hiện nào khiến bạn có thể nhận biết. Chỉ có các khám nghiệm, nhất là điện tim, là có thể phát hiện cơ tim đang bị thiếu máu nuôi. Trường hợp này gọi là thiếu máu cục bộ yên lặng.
Bạn phải làm gì nếu bạn bị đau ngực?
Vì sao biết cần phải làm gì là rất quan trọng?
Vùng cơ tim được tới máu bởi động mạch vành tắc nghẽn bị hủy hoại nhanh chóng. Nếu động mạch vành được tái thông trong vòng vài phút hoặc vài giờ đầu sau khi nó bị tắc nghẽn thì vùng nhồi máu sẽ ít lan rộng. Mỗi giây đều quan trọng!
Một cơn nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong trong vài giờ đầu. Chẳng thà bạn đến bệnh viện mà không bị gì còn hơn là bỏ sót không phát hiện nhồi máu cơ tim.
Những ai cần biết phải làm gì?
Bản thân bạn và những người chung quanh bạn: bạn biết càng nhiều bạn sẽ hành động càng nhanh.
Khi bị cơn đau kiểu gì thì bạn phải hành động?
Mọi cơn đau giống hội chứng động mạch vành cấp, và cả cơn đau nhẹ hơn xuất hiện khi nghỉ ngơi hoặc cảm giác khó chịu ở ngực kèm lo lắng, khó thở hoặc vã mồ hôi.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH?
Các nguyên nhân của bệnh động mạch vành
Các bệnh tim mạch không có một nguyên nhân duy nhất!
Ở nam giới và phụ nữ các yếu tố nguy cơ tích lũy lại để gây ra bệnh. Các yếu tố nguy cơ thúc đẩy tăng nhanh sự tạo thành mảng xơ vữa. Khi nói về các bệnh nhiễm chúng ta có một lập luận khác: một vi khuẩn = một bệnh! Trong trờng hợp bệnh động mạch vành nhiều yếu tố phối hợp lại làm hư hại các động mạch của bạn.
Yếu tố nguy cơ tim mạch là gì?
Yếu tố nguy cơ tim mạch đơn giản là một đặc điểm cá nhân khiến cho một ngày nào đó bạn dễ bị một tai biến tim mạch hơn.
Các yếu tố nguy cơ đã được nhận diện bởi các nghiên cứu dịch tễ.
Các nghiên cứu này tìm hiểu lối sống (hút thuốc lá, thể thao, chế độ ăn...) và tình trạng sức khỏe (cân nặng, huyết áp, cholesterol) của rất nhiều người dựa vào bảng câu hỏi phỏng vấn và các khám nghiệm y khoa. Những người này sau đó được theo dõi trong nhiều năm để ghi nhận xem có điều gì xảy ra với họ.
Kết quả của các nghiên cứu dịch tễ là thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe và lối sống của những người đã bị một tai biến tim mạch đem so sánh với những người không bị tai biến tim mạch. Người ta cũng tiến hành so sánh điều gì xảy ra cho những người hút thuốc so với những người không hút thuốc, cho người quá cân so với người mảnh mai, v.v...
Xét nghiệm lipid máu bao gồm nồng độ trong máu của 4 loại chất béo: cholesterol LDL (còn được biết dưới tên gọi là "cholesterol xấu), cholesterol HDL (còn được biết dưới tên gọi là "cholesterol tốt"), cholesterol toàn phần và triglyceride. Khi nồng độ trong máu của các chất béo này bất thường người bác sĩ phải điều chỉnh chế độ ăn của bệnh nhân và cho bệnh nhân dùng thuốc, thường là với sự giúp đỡ của một chuyên viên tiết thực.
Mảng xơ vữa
Mảng xơ vữa là mảng lắng đọng chết béo (cholesterol). Đặc trưng của xơ vữa động mạch là sự kết hợp mảng vữa với sự xơ hóa.
Kết quả của sự kết hợp cholesterol, các tế bào và can-xi là sự hình thành mảng xơ vữa động mạch ở thành động mạch. Các mảng này làm giảm thiết diện của các động mạch và làm cho các động mạch bị hẹp dần.
Tuy nhiên mảng xơ vữa động mạch không phải bao giờ cũng phát triển từ từ, đôi khi nó có thể vỡ một cách đột ngột. Khi mảng xơ vữa vỡ ra quá trình đông máu bị hoạt hóa. Quá trình này khởi đầu với sự tích tụ của các tiểu cầu là những tế bào máu đặc biệt ngay tại chỗ vỡ.
Sau đó các tiểu cầu và thành phần chất béo từ mảng xơ vữa có thể bị bong ra và gây tắc một động mạch có đường kính nhỏ hơn, tai biến này gọi là thuyên tắc mạch. Hoặc một cục máu đông có thể được tạo thành ngay chỗ mảng xơ vữa và đột ngột làm tắc nghẽn động mạch, tai biến này gọi là huyết khối. Sự hình thành các xơ vữa động mạch là kết hợp mảng vữa với sự xơ hóa.
Các mảng xơ vữa động mạch, nhất là khi chúng bị vỡ, gây ra hầu hết các tai biến tim mạch, hoặc do hiện tượng tắc nghẽn động mạch nơi có mảng vữa hoặc do hiện tượng thuyên tắc một động mạch nhỏ hơn ở hạ lưu dòng máu. Tai biến có thể xảy ra ở một động mạch vành (hội chứng động mạch vành cấp), ở một động mạch não (tai biến mạch máu não dạng thiếu máu cục bộ) hoặc ở một động mạch chi (thiếu máu cục bộ cấp của chi).
AI CÓ NGUY CƠ BỊ BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH?
Các yếu tố nguy cơ tim mạch
Có một số yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được và một số yếu tố nguy cơ khác bạn không thể thay đổi:
Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được
· Tuổi của bạn: Bạn càng lớn tuổi thì nguy cơ của bạn càng cao. Phụ nữ nguy cơ cao hơn sau khi mãn kinh.
· Tiền sử gia đình của bạn: Nếu cha mẹ, ông bà hoặc anh chị em của bạn bị một tai biến tim mạch ở tuổi tương đối trẻ (trước 55 đối với nam giới, trước 65 đối với nữ giới) nguy cơ bị tai biến tim mạch của bạn cao hơn.
· Tình trạng bệnh tật nền của bạn
· Giới tính của bạn
Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được
Trong số các yếu tố nguy cơ có 2 yếu tố tự bản thân bạn có thể giảm được:
· Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ của bạn (không chỉ là nguy cơ bị một tai biến tim mạch mà cả nguy cơ bị ung thư phổi, ung thư miệng hoặc hầu, ung thư cổ tử cung hoặc ung thư bọng đái…)
· Lối sống ít vận động thể lực: những người không vận động thể lực thường xuyên, ví dụ đi bộ nhanh ít nhất 1 lần mỗi tuần, có tuổi thọ ngắn hơn những người thường xuyên vận động thể lực.
Đối với các yếu tố nguy cơ khác có thể thay đổi được bạn cần có sự giúp đỡ của người bác sĩ của bạn:
· Tăng huyết áp
· Đái tháo đường
· Béo phì
· Tăng cholesterol máu
· Uống rượu quá nhiều
Các nghiên cứu dịch tễ đã chứng minh một cách thuyết phục tác động có hại của cholesterol. Nguy cơ bị các tai biến tim mạch tăng khi mức cholesterol trong máu cao hơn 1,8 đến 2g/1.
Ở người lớn, nếu mức cholesterol trong máu cao hơn 10% trị số bình thường nguy cơ bị một tai biết tim mạch tăng 30%. Đôi khi cần phải làm một xét nghiệm lipid máu chi tiết chứ không dừng ở việc đo nồng độ cholesterol toàn phần. Việc diễn giải kết quả lipid máu chi tiết là một công việc phức tạp.
Xét nghiệm lipid máu chi tiết bao gồm nồng độ trong máu của 4 loại chất béo: cholesterol LDL (còn được biết dưới tên gọi là "cholesterol xấu”), cholesterol HDL (còn được biết dưới tên gọi là "cholesterol tốt", cholesterol toàn phần và triglyceride. Khi nồng độ trong máu của các chất béo này bất thường người bác sĩ sẽ phải điều chỉnh chế độ ăn của bệnh nhân và cho bệnh nhân dùng thuốc, thường là với sự giúp đỡ của một chuyên viên tiết thực.
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH?
Cần phải làm những khám nghiệm gì?
Để biết cơn đau ngực của bạn có phải do bệnh động mạch vành hay không bác sĩ của bạn có thể làm thêm một số khám nghiệm bổ sung. Các khám nghiệm đơn giản nhất sẽ kiểm tra xem dấu hiệu thiếu máu cục bộ có lộ rõ ra hay không khi tim của bạn phải đáp ứng với một sự gắng sức thể lực.
Điện tim
Nếu trước đây bệnh nhân chưa từng bị nhồi máu cơ tim, điện tim ghi ngoài cơn đau ngực thường là bình thường. Chỉ có trên điện tim ghi trong cơn đau ngực người bác sĩ tim mạch mới có thể thấy được những bất thường chứng tỏ sự hiện diện của thiếu máu cục bộ và vị trí thiếu máu cục bộ.
Nghiệm pháp gắng sức
Nội dung của nghiệm pháp gắng sức là ghi điện tim khi đang gắng sức. Nghiệm pháp này được thực hiện trên một chiếc xe đạp gọi là xe đạp "đo năng lượng" (giống như một chiếc xe đạp luyện tập thể lực) hoặc trên một tấm thảm lăn có vận tốc lăn và độ dốc có thể điều chỉnh được. Cường độ gắng sức được tăng dần cho đến khi tần số tim của bạn đạt mức tối đa (trị số lý thuyết : 220 tuổi) hoặc cho đến khi xuất hiện đau ngực hoặc xuất hiện các bất thường trên điện tim. Nghiệm pháp gắng sức không phải bao giờ cũng thực hiện được ở những ngời rất lớn tuổi hoặc những ngời tàn tật về vận động hoặc một số người có chống chỉ định với nghiệm pháp này.
Nghiệm pháp gắng sức kết hợp với xạ hình cơ tim
Để khẳng định chẩn đoán người ta có thể dùng thêm các chất chỉ điểm phóng xạ có khả năng gắn vào vùng cơ tim bình thường. Trong thực hành người ta tiêm tĩnh mạch chất chỉ điểm khi chấm dứt nghiệm pháp gắng sức. Sau đó bạn sẽ được đặt dưới một máy quay, máy này đo hoạt tính phóng xạ và tạo ra một hình của cơ tim gọi là xạ hình. Một hình ảnh xạ hình thứ hai sẽ được thực hiện một vài giờ sau đó, lúc nghỉ ngơi.
Các vùng cơ tim được cung cấp oxy không đủ do hẹp hoặc co thắt động mạch vành không bắt giữ chất chỉ điểm và hiện ra nh những "lỗ trống" trên hình ảnh xạ hình ngay sau gắng sức. Trên hình ảnh xạ hình lúc nghỉ cũng thấy được các lỗ trống này nếu người bệnh đã từng bị nhồi máu cơ tim, còn nếu người bệnh chưa từng bị nhồi máu cơ tim thì sẽ không thấy các lỗ trống.
Siêu âm tim hoặc siêu âm tim stress (còn gọi là siêu âm tim gắng sức)
Siêu âm tim là phương pháp thu hình ảnh của tim bằng sóng siêu âm. Trên siêu âm tim có thể thấy các buồng tim, các thành tim, các van và hoạt động của chúng trong suốt chu kỳ tim. Như vậy có thể thấy được các sẹo nhồi máu tức những vùng cơ tim đã mất khả năng co bóp.
Tuy nhiên trên siêu âm tim không thể thấy một cách trực tiếp các động mạch vành. Siêu âm tim stress có nội dung là phân tích hoạt động của tâm thất trái khi tim co bóp nhiều hơn. Để làm cho tim co bóp nhiều hơn người ta tiêm một thuốc có tác dụng làm tim đập nhanh hơn. Nếu các động mạch vành bình thường co bóp của tâm thất trái sẽ trở nên mạnh hơn và đồng nhất. Nếu có một động mạch vành bị hẹp, vùng cơ tim tương ứng sẽ không co bóp bình thường. Khả năng phục hồi hoạt động bình thường của các vùng cơ tim này cũng được đánh giá bằng cách cho người bệnh dùng một số thuốc.
Chụp động mạch vành
Chụp động mạch vành có thể khẳng định có bệnh động mạch vành hay không và xác định mức lan rộng cũng như mức trầm trọng của nó.
Chụp động mạch vành cũng giúp lựa chọn phơng pháp điều trị thích hợp nhất đối với những sang thương của bạn: hoặc nong động mạch vành (còn gọi là tạo hình động mạch vành) hoặc phẫu thuật (tạo cầu nối động mạch vành).
Các nguyên tắc của chụp động mạch vành:
Để thấy được các động mạch người ta phải làm cho máu trở thành cản quang đối với tia X bằng cách tiêm một chất cản quang. Sau đó người ta chụp một phim, trên phim này sẽ thấy được mạng các động mạch có máu cản quang chảy qua. Khi đó ta sẽ nhìn thấy rõ các chỗ hẹp do mãng xơ vữa động mạch gây ra.
Bệnh động mạch vành đặc biệt trầm trọng khi có nhiều động mạch vành cùng bị tổn thơng và chỗ hẹp nằm ở gần chỗ xuất phát các động mạch vành.
Thông thường người ta cũng thực hiện chụp buồng thất cản quang, đó là hình ảnh buồng bên trong của tim nhằm đánh giá chất lượng co bóp của tim.
Trước khi làm nghiệm pháp:
Trừ trường hợp khẩn cấp (hội chứng động mạch vành cấp) bạn sẽ được cho nhập viện 24 đến 48 giờ trước. Đôi khi bạn có thể rời khỏi bệnh viện buổi chiều cùng ngày chụp động mạch vành.
Bạn phải nhịn ăn trước đó và nói rõ cho bác sĩ biết tất cả các thuốc bạn đang dùng và cho biết bạn đã từng có vấn đề với chụp X-quang hay không (dị ứng với các thuốc chứa iode). Người ta sẽ kiểm tra máu để đánh giá chức năng thận của bạn. Thường người y tá sẽ cho bạn thuốc uống để tránh lo lắng. Bác sĩ sẽ giải thích cho bạn qui trình chụp động mạch vành, mục đích và các nguy cơ của nó và sẽ đưa cho bạn ký vào một bảng cam kết đồng ý làm nghiệm pháp này (bệnh nhân đồng ý làm nghiệm pháp sau khi đã được bác sĩ cung cấp các thông tin rõ ràng và thích hợp).
Phòng chụp động mạch vành:
Phòng chụp động mạch vành có thể gây ấn tượng cho bạn do các phương tiện trang bị của nó (máy chụp X-quang, máy theo dõi nhịp tim, huyết áp...). Người bác sĩ được hỗ trợ của một người y tá coi sóc trang thiết bị và một ngời kỹ thuật viên X-quang có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các hình ảnh.
Thủ thuật chụp động mạch vành:
Người y tá đặt một đường truyền tĩnh mạch để có thể tiêm thuốc khi cần và đặt bạn nằm trên một cái bàn hẹp có thể di động được. Người bác sĩ tim mạch tiêm một thuốc gây tê tại chỗ chích động mạch. Bác sĩ cũng có thể bôi kem gây tê ở vùng bẹn bên chích động mạch.
Trong quá trình chụp động mạch vành máy chụp sẽ xoay quanh người bạn vì các động mạch vành nằm quanh tim và chuyển động mỗi khi tim co bóp. Cũng như khi chụp X-quang thông thường, bạn không được ngủ và đôi khi bạn sẽ được yêu cầu nín thở trong vài giây, bạn có thể thấy các động mạch vành của bạn trên màn hình và đặt các câu hỏi để bác sĩ giải thích trong quá trình làm thủ thuật. Nghiệm pháp này có thể kéo dài từ 20 phút đến một giờ và không gây đau đớn. Tuy nhiên bạn phải nói cho bác sĩ biết mỗi khi bạn có một cảm giác bất thường (đau...).
Kỹ thuật:
- Chuẩn bị: Thông thường vị trí chích là động mạch đùi nằm phía bên của bẹn, qua chỗ chích người ta luồn vào trong động mạch các ống nhỏ gọi là các ca-tê-te. Các ống này được đưa đến chỗ các động mạch vành ở vùng đáy tim.
- Chụp động mạch vành: ống ca-tê-te được nối với một ống tiêm dùng để bơm nhanh chất cản quang. Thường người ta bơm vài lần để thấy tất cả các nhánh của các động mạch vành. Mỗi khi bơm chất cản quang bạn sẽ có cảm giác nóng bừng nhưng không đau đớn kéo dài 1 hay 2 phút.
- Để chụp buồng thất cản quang người ta bơm chất cản quang vào trong tâm thất trái, động tác này gây cảm giác nóng toàn thân kéo dài vài giây.
- Khi chụp động mạch vành xong người ta rút ống ca-tê-te ra và đè chỗ chích động mạch đùi khoảng 15 phút. Nếu vị trí chích ở vùng bẹn bạn sẽ phải nằm ngửa vài giờ để chỗ chích lành và tránh chảy máu.