Trang chủ  |  Thông tin Y học  |  Bệnh học Tim Mạch  |  Hồi sức Cấp cứu Tim Mạch  |  Bồi dưỡng sau Đại học  |  Nghiên cứu khoa học  |  Khuyến cáo điều trị  |  Chuyên mục Thày thuốc với Người bệnh  |  Phòng khám Mạnh Cường  |  Nhà Thuốc Mạnh Cường  |  Câu lạc bộ chống đông Coumadin Club
CÁC CHUYÊN MỤC
GIỚI THIỆU WEBSITE
THÔNG TIN Y HỌC
BỆNH HỌC TIM MẠCH
HỒI SỨC-CẤP CỨU TM
BÀI GIẢNG CHUYÊN GIA
DÀNH CHO SAU ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THẢO LUẬN LÂM SÀNG
THUẬT NGỮ TIM MẠCH
CHUYÊN MỤC THÀY THUỐC VỚI NGƯỜI BỆNH

Phổ biến kiến thức

Hỏi đáp bệnh Tim Mạch

PHÒNG KHÁM PGS. TS. TẠ MẠNH CƯỜNG (MCC)
MẠNH CƯỜNG PHARMA
THÔNG TIN THUỐC
CÂU LẠC BỘ CHỐNG ĐÔNG - COUMADIN CLUB
KÊNH Y HỌC YOUTUBE
THƯ GIÃN TIM MẠCH
BẢN TIN NGOẠI NGỮ
Tìm kiếm
PHÒNG KHÁM MẠNH CƯỜNG - PKMC.INFO
Nhà thuốc Phòng khám Mạnh Cường
Câu lạc bộ người dùng thuốc chống đông Coumadin Club
ĐỒ CŨ HC
PHÒNG KHÁM TIM MẠCH MẠNH CƯỜNG -  PKMC.INFO
An toàn bức xạ
Dự báo thời tiết
Bệnh học Tim Mạch trực tuyến Việt Nam
Giới thiệu về PGS.TS. Thày thuốc ưu tú Tạ Mạnh Cường

 

Visitors: 6920077
Online: 35

Phổ biến kiến thức

Bookmark and Share
BỆNH TIM BẨM SINH CÓ TÍM
Cập nhật: 24/3/2009 - Số lượt đọc: 36936
(CardioNet.VN) - Tất cả các dị tật của tim hoặc các mạch máu lớn có ngay từ lúc đẻ đều được gọi là bệnh tim bẩm sinh. Trong nhóm bệnh tim bẩm sinh nặng hơn (rất may chúng hiếm gặp), tím ở trẻ sơ sinh là dấu hiệu nổi bật. Tím biểu hiện tình trạng thiếu hụt máu mang ôxy ở cơ thể đứa trẻ...

Hình ảnh ngón tay dùi trống của một bệnh nhân tim bẩm sinh có tím

Các dạng dị tật bẩm sinh có tím phổ biến nhất là tứ chứng Fallot (bộ tứ bất thường về cấu trúc của tim gây tím); đảo gốc động mạch (hoán đổi vị trí giữa động mạch chủ và động mạch phổi nơi chúng xuất phát ra khỏi tim làm cho dòng máu mang ôxy quay trở về phổi thay vì đi nuôi cơ thể qua động mạch chủ); teo tịt van ba lá (van tim ngăn cách giữa các buồng tim bên phải) và tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ hoàn toàn (dòng máu mang ôxy từ phổi không đổ về tâm nhĩ trái mà thường về tâm nhĩ phải). Trong tất cả các trường hợp, vấn đề cơ bản là tình trạng không đủ khả năng bão hoà ôxy trong máu do bất thường giải phẫu của tim gây ra.

Đối tượng mắc bệnh

Cứ khoảng 120 đứa trẻ ra đời thì có 1 mang dị tật bẩm sinh tim nào đó. Tuy nhiên, đa số các trường hợp thường nhẹ và không gây tím. Bệnh tim bẩm sinh có thể liên quan với bất thường về di truyền (như trong hội chứng Down). Hoặc có thể do tình trạng bệnh tật (mắc sởi) hay việc sử dụng thuốc của người mẹ khi mang thai. Dường như không có nguyên nhân rõ ràng nào được xác định.

Triệu chứng

Tím da, niêm mạc là dấu hiệu cơ bản và nổi bật nhất. Những đứa trẻ mắc tứ chứng Fallot hoặc đảo gốc đại động mạch khi sinh ra thường có ngón tay, ngón chân hình dùi trống và chậm phát triển. Nếu suy tim xuất hiện, đứa trẻ sẽ khó khăn về dinh dưỡng vì không đủ sức để bú, thở nhanh và khóc ít hơn những đứa trẻ bình thường.

Chẩn đoán

Việc đánh giá toàn điện một đứa trẻ bị tím bao gồm khám lâm sàng, chụp X quang ngực, ghi điện tâm đồ và làm siêu âm tim. Thông tim cũng thường được tiến hành để xác định các thương tổn giải phẫu.

Điều trị

Phẫu thuật sửa chữa tạm thời đối với trường hợp đảo gốc động mạch chủ và phổi nhằm làm tăng lượng máu mang ôxy đi nuôi cơ thể, thường được tiến hành khi đứa trẻ được 2 đến 3 tháng tuổi. Các phẫu thuật tiếp theo có thể được thực hiện trước khi trẻ đến trường nhằm thiết lập một hệ tuần hoàn bình thường. Tứ chứng Fallot cần phẫu thuật thuật sửa chữa trước độ tuổi 4 – 5, đôi khi phải tiến hành phẫu thuật sửa chữa cấp cứu ở độ tuổi sớm hơn. Dùng thuốc và ôxy liệu pháp là cần thiết, chuẩn bị cho phẫu thuật.

Biến chứng

Tim bẩm sinh có tím là bệnh nặng làm đứa trẻ chậm phát triển, có thể gây suy tim nặng hoặc đột tử khi chưa được phẫu thuật. May thay, ngày nay tiên lượng sau phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh có tím thường khả quan.

Dự phòng

Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim bẩm sinh cần được tư vấn di truyền trước khi lập gia đình và sinh con. Phụ nữ chưa được tiêm phòng sởi cần được tiêm vacine trước khi mang thai. Việc dùng thuốc trong thời kì mang thai phải hết thức thận trọng.

Ths. Phan Đình Phong

Photo:www.fahc.org

Gửi bài viết qua email In bài viết Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC
Can thiệp động mạch vành qua da trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp
BỆNH PHÌNH ĐỘNG MẠCH
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH
10 LỜI KHUYÊN ĐỂ BẢO VỆ ĐÔI CHÂN BẠN
ĐỘT QUỴ VÀ CƠN THIẾU MÁU NÃO THOÁNG QUA
NGOẠI TÂM THU NHĨ VÀ THẤT
VIÊM CƠ TIM
HẸP VÀ HỞ VAN HAI LÁ
SỐNG CÙNG BỆNH SA VAN HAI LÁ
HỘI CHỨNG MARFAN
BLỐC TIM
VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN
BỆNH MẠCH VÀNH (BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ)
SUY TIM Ứ HUYẾT
BỆNH TIM BẨM SINH KHÔNG TÍM
BỆNH TIM BẨM SINH CÓ TÍM
BỆNH CƠ TIM
U TIM
NGỪNG TIM (ĐỘT TỬ)
RUNG NHĨ
NHỊP TIM CHẬM
TIM VẬN ĐỘNG VIÊN
CƠN ĐAU THẮT NGỰC
XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH
BỆNH VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ
PGS.TS. Tạ Mạnh Cường
ĐỒ CŨ HC
Nhà thuốc Phòng khám Mạnh Cường
Facebook Câu lạc bộ người dùng thuốc chống đông Coumadin Club
PHÒNG KHÁM TIM MẠCH MẠNH CƯỜNG -  PKMC.INFO
Bệnh học Tim Mạch trực tuyến Việt Nam
 Link
Chữa bệnh tăng huyết áp
CARDIONET.VN - WEBSITE BỆNH HỌC TIM MẠCH TRỰC TUYẾN VIỆT NAM
 
Vietnam Cardiovascular Network 

Website chính thức của PHÒNG KHÁM MẠNH CƯỜNG
Địa chỉ: 68, ngõ 41/27, Phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel/Fax: (04) 36280808 - Mobile: 0943 75 68 68 – Hotline: 0912 97 66 88 
Email: manhcuongclinic@yahoo.com
/ phongkhammanhcuong@pkmc.info
 

Chịu trách nhiệm nội dung: PGS.TS.BSCK II. Tạ Mạnh Cường

Bác sĩ cựu nội trú bệnh viện chuyên ngành Nội - Đại học Y Hà Nội
Tiến sĩ chuyên ngành Nội - Tim Mạch, Đại học Y Hà Nội
Cơ quan công tác: Viện Tim Mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội
Email: tamanhcuong@cardionet.vn
® Ghi rõ nguồn "CardioNet.VN" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright © 2008 by Ass.Prof. Ta Manh Cuong, MD., PhD. All rights reserved.

Thiết kế website bởi haanhco.,Ltd