Trang chủ  |  Thông tin Y học  |  Bệnh học Tim Mạch  |  Hồi sức Cấp cứu Tim Mạch  |  Bồi dưỡng sau Đại học  |  Nghiên cứu khoa học  |  Khuyến cáo điều trị  |  Chuyên mục Thày thuốc với Người bệnh  |  Phòng khám Mạnh Cường  |  Nhà Thuốc Mạnh Cường  |  Câu lạc bộ chống đông Coumadin Club
CÁC CHUYÊN MỤC
GIỚI THIỆU WEBSITE
THÔNG TIN Y HỌC

Thông tin y tế

Thông tin y học

BỆNH HỌC TIM MẠCH
HỒI SỨC-CẤP CỨU TM
BÀI GIẢNG CHUYÊN GIA
DÀNH CHO SAU ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THẢO LUẬN LÂM SÀNG
THUẬT NGỮ TIM MẠCH
CHUYÊN MỤC THÀY THUỐC VỚI NGƯỜI BỆNH
PHÒNG KHÁM PGS. TS. TẠ MẠNH CƯỜNG (MCC)
MẠNH CƯỜNG PHARMA
THÔNG TIN THUỐC
CÂU LẠC BỘ CHỐNG ĐÔNG - COUMADIN CLUB
KÊNH Y HỌC YOUTUBE
THƯ GIÃN TIM MẠCH
BẢN TIN NGOẠI NGỮ
Tìm kiếm
PHÒNG KHÁM MẠNH CƯỜNG - PKMC.INFO
Nhà thuốc Phòng khám Mạnh Cường
Câu lạc bộ người dùng thuốc chống đông Coumadin Club
ĐỒ CŨ HC
PHÒNG KHÁM TIM MẠCH MẠNH CƯỜNG -  PKMC.INFO
An toàn bức xạ
Dự báo thời tiết
Bệnh học Tim Mạch trực tuyến Việt Nam
Giới thiệu về PGS.TS. Thày thuốc ưu tú Tạ Mạnh Cường

 

Visitors: 6920005
Online: 34

Thông tin y học

Bookmark and Share
Chụp xạ hình PET/CT
Cập nhật: 6/3/2010 - Số lượt đọc: 31815
(CardioNet.VN) - Chụp xạ hình PET/CT là một kỹ thuật chẩn đoán tiên tiến, hiện đại kết hợp giữa hình ảnh chuyển hóa - chức năng của PET (Positron Emission Tomography) và hình ảnh giải phẫu của CT (Computed Tomography). Vì vậy, PET/CT cho phép xác định chính xác vị trí giải phẫu, đặc điểm tổn thương trên hình ảnh CT cùng với các thông tin về chức năng – chuyển hóa trên hình ảnh PET...

                                                                Cơ chế chụp PET

Dược chất phóng xạ được sử dụng phổ biến nhất trong chụp PET hiện nay là FDG (18F-2-fluoro-2-deoxy-D-glucose), một chất có cấu trúc tương tự như glucose (thay nguyên tử hydro ở vị trí số 2 của glucose bằng 18F). FDG được vận chuyển vào tế bào qua các chất vận chuyển glucose ở màng. Khi vào trong tế bào, FDG được phosphoryl hóa trở thành FDG-6-phosphate và bị tích lũy trong tế bào do không được chuyển hóa tiếp tục hay dự trữ dưới dạng glycogen như glucose.


                                  Cấu trúc phân tử FDG

                                    Cơ chế bắt giữ FDG ở tế bào ung thư

PET/CT là phương pháp chẩn đoán có giá trị và hiệu quả, được ứng dụng ngày càng phổ biến trong thực hành lâm sàng đặc biệt trong các chuyên ngành ung thư, tim mạch và thần kinh. Các nghiên cứu cho thấy PET đã làm thay đổi quyết định điều trị ở trên 30% bệnh nhân ung thư. Các chỉ định cụ thể của PET/CT được liệt kê ở bảng sau:


Chuyên ngành

Chỉ định cụ thể

1.     Ung thư

 - Phát hiện, xác định vị trí và đánh giá giai đoạn của ung thư nguyên phát, di căn và/hoặc tái phát

 - Chẩn đoán phân biệt giữa khối u lành tính với ác tính (phổi, xương, tuyến thượng thận,…)

 - Đánh giá giai đoạn các bệnh nhân ung thư

 - Định vị tổn thương cho sinh thiết hoặc điều trị tia xạ

 - Phân biệt giữa bệnh lý ác tính tái phát với các biến đổi sau  điều trị

 - Đánh giá hiệu quả điều trị ung thư, đánh giá lại giai đoạn sau điều trị

 - Phát hiện bệnh nguyên phát khi có di căn không rõ nguồn gốc

 - Đánh giá khi các dấu ấn ung thư tăng cao hoặc có các triệu chứng nghi ngờ

 - Phân loại các khối u não ác tính và các u não khác

 - Đánh giá tổn thương trong bệnh đa u tủy

 - Đánh giá các bất thường phát hiện được trên các phương tiện chẩn đoán khác

2.      Tim mạch

 - Chụp tưới máu: ở các bệnh nhân không thể gắng sức thể lực khi kết quả chụp SPECT xạ hình tưới máu cơ tim trước đó không rõ

 - Đánh giá bệnh động mạch vành ở các bệnh nhân có hoặc không có triệu chứng bao gồm cả những bệnh nhân có bệnh ba mạch

 - Đánh giá hẹp động mạch vành có ý nghĩa sinh lý để can thiệp tái tưới máu

 - Lựa chọn phương pháp điều trị cho các bệnh nhân có bệnh tim thiếu máu cục bộ và/hoặc suy tim xung huyết

 - Chẩn đoán phân biệt giữa cơ tim còn sống và sẹo cơ tim sau nhồi máu

 - Đánh giá tiến triển hoặc thoái triển của bệnh động mạch vành sau khi đã điều trị các yếu tố nguy cơ

 - Đánh giá rối loạn vi mạch

 - Định lượng lưu lượng dòng máu đến cơ tim

3.     Thần kinh

 - Đánh giá trước phẫu thuật các rối loạn co giật kháng trị

 - Định vị ổ gây co giật động kinh

 - Phân biệt giữa bệnh Alzheimer với sa sút trí tuệ do tổn thương vùng trán – thái dương và các loại sa sút trí tuệ khác (do bệnh Parkinson, bệnh Huntington)

Dưới đây là một số hình ảnh PET/CT của bệnh nhân:



        Hình ảnh PET/CT của bệnh nhân ung thư phổi di căn gan

Hình ảnh PET/CT của bệnh nhân ung thư phổi di căn hạch trung thất, hạch vú trong  và di căn cột sống

                                                                Hệ thống PET/CT

BS. Bùi Quang Biểu

Khoa Y học Hạt Nhân

Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108


Gửi bài viết qua email In bài viết Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC
Cứu sống bệnh nhân 3 lần cận kề cửa tử
Cứu sống bệnh nhân ngừng tim
Nhiễm phóng xạ có thể gây bệnh gì?
Vai trò quan trọng của BNP/NT-BNP trong chẩn đoán, hướng dẫn điều trị và tiên lượng bệnh nhân suy tim
Cập nhật 2010 về nguyên tắc chăm sóc, theo dõi và thái độ xử trí những biến chứng của van tim nhân tạo
Tim một thất
Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ
Test đi bộ 6 phút (6MWT)
Chụp xạ hình PET/CT
Vi đạm niệu có vai trò dự báo biến cố tim mạch?
Peptide lợi niệu Natri týp B và suy tim
Trắc nghiệm kiến thức của bạn về "Tầm quan trọng của điều trị triệu chứng cơn đau thắt ngực ổn định"
Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc phối hợp ức chế men chuyển dạng ATII hoặc ức chế thụ thể AT1 và amlodipine
Một số kinh nghiệm quý khi dùng Digoxin trong điều trị suy tim nặng
Tầm quan trọng của điều trị triệu chứng cơn đau thắt ngực ổn định
Nhiễm H. Pylory làm gia tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ
Một số kinh nghiệm dùng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim mạn tính
Điều trị suy tim bằng thuốc ức chế men chuyển dạng Angiotensin II
Hội chứng chuyển hóa
Chế độ ăn của bệnh nhân tim mạch
Cập nhật về phân loại suy tim
Bão từ sẽ là trầm trọng hơn các bệnh tim mạch
Điều trị nhồi máu cơ tim cấp bằng phương pháp can thiệp ĐMV qua da
Bệnh lý tim mạch trong rối loạn chuyển hóa đường
Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch
Mất ý thức và chấn thương
Đi máy bay với người mắc bệnh tim mạch
Giữ mãi một trái tim khỏe mạnh
Tuổi mãn kinh và vữa xơ động mạch
Đau cách hồi
Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân tiểu đường
TĂNG HUYẾT ÁP, CHẾ ĐỘ ĂN VÀ CÂN NẶNG
Làm gì khi bị tụt huyết áp?
Người bệnh tăng huyết áp nên biết...
Thuốc lá và bệnh tim mạch
PGS.TS. Tạ Mạnh Cường
ĐỒ CŨ HC
Nhà thuốc Phòng khám Mạnh Cường
Facebook Câu lạc bộ người dùng thuốc chống đông Coumadin Club
PHÒNG KHÁM TIM MẠCH MẠNH CƯỜNG -  PKMC.INFO
Bệnh học Tim Mạch trực tuyến Việt Nam
 Link
Chữa bệnh tăng huyết áp
CARDIONET.VN - WEBSITE BỆNH HỌC TIM MẠCH TRỰC TUYẾN VIỆT NAM
 
Vietnam Cardiovascular Network 

Website chính thức của PHÒNG KHÁM MẠNH CƯỜNG
Địa chỉ: 68, ngõ 41/27, Phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel/Fax: (04) 36280808 - Mobile: 0943 75 68 68 – Hotline: 0912 97 66 88 
Email: manhcuongclinic@yahoo.com
/ phongkhammanhcuong@pkmc.info
 

Chịu trách nhiệm nội dung: PGS.TS.BSCK II. Tạ Mạnh Cường

Bác sĩ cựu nội trú bệnh viện chuyên ngành Nội - Đại học Y Hà Nội
Tiến sĩ chuyên ngành Nội - Tim Mạch, Đại học Y Hà Nội
Cơ quan công tác: Viện Tim Mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội
Email: tamanhcuong@cardionet.vn
® Ghi rõ nguồn "CardioNet.VN" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright © 2008 by Ass.Prof. Ta Manh Cuong, MD., PhD. All rights reserved.

Thiết kế website bởi haanhco.,Ltd