Trang chủ  |  Thông tin Y học  |  Bệnh học Tim Mạch  |  Hồi sức Cấp cứu Tim Mạch  |  Bồi dưỡng sau Đại học  |  Nghiên cứu khoa học  |  Khuyến cáo điều trị  |  Chuyên mục Thày thuốc với Người bệnh  |  Phòng khám Mạnh Cường  |  Nhà Thuốc Mạnh Cường  |  Câu lạc bộ chống đông Coumadin Club
CÁC CHUYÊN MỤC
GIỚI THIỆU WEBSITE
THÔNG TIN Y HỌC

Thông tin y tế

Thông tin y học

BỆNH HỌC TIM MẠCH
HỒI SỨC-CẤP CỨU TM
BÀI GIẢNG CHUYÊN GIA
DÀNH CHO SAU ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
THẢO LUẬN LÂM SÀNG
THUẬT NGỮ TIM MẠCH
CHUYÊN MỤC THÀY THUỐC VỚI NGƯỜI BỆNH
PHÒNG KHÁM PGS. TS. TẠ MẠNH CƯỜNG (MCC)
MẠNH CƯỜNG PHARMA
THÔNG TIN THUỐC
CÂU LẠC BỘ CHỐNG ĐÔNG - COUMADIN CLUB
KÊNH Y HỌC YOUTUBE
THƯ GIÃN TIM MẠCH
BẢN TIN NGOẠI NGỮ
Tìm kiếm
PHÒNG KHÁM MẠNH CƯỜNG - PKMC.INFO
Nhà thuốc Phòng khám Mạnh Cường
Câu lạc bộ người dùng thuốc chống đông Coumadin Club
ĐỒ CŨ HC
PHÒNG KHÁM TIM MẠCH MẠNH CƯỜNG -  PKMC.INFO
An toàn bức xạ
Dự báo thời tiết
Bệnh học Tim Mạch trực tuyến Việt Nam
Giới thiệu về PGS.TS. Thày thuốc ưu tú Tạ Mạnh Cường

 

Visitors: 6919999
Online: 32

Thông tin y học

Bookmark and Share
Đau cách hồi
Cập nhật: 27/2/2009 - Số lượt đọc: 28952
(CardioNet.VN) - Đau cách hồi là hiện tượng đau một nhóm cơ, thường là cơ cẳng chân, hông hoặc mông xuất hiện khi gắng sức, khi đi lại và giảm đi khi nghỉ mà nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh động mạch ngoại biên do vữa xơ động mạch.

NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ - Yếu tố nguy cơ của đau cách hồi giống như những yếu tố nguy cơ của bệnh vữa xơ động mạch vành gây suy vành. Đau cách hồi thường gặp ở người có tuổi. Người ta thấy có tới ít nhất 10% dân số trên 70 tuổi bị đau cách hồi. Vì vậy đau cách hồi là một vấn đề sức khỏe và tăng lên cùng với tuổi thọ của con người ngày càng cao. Các yếu tố nguy cơ của đau cách hồi gồm:

·        Hút thuốc lá

·        Tiểu đường

·        Tăng mỡ máu (tăng cholesterol và tryglycerides máu)

·        Tăng huyết áp

Một số nghiên cứu đã ghi nhận những yếu tố nguy cơ này là nguyên nhân của 69% bệnh nhân đau cách hồi, trong đó hút thuốc lá là quan trọng nhất.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT - Mức độ đau và cảm giác khó chịu cách hồi của mỗi người không giống nhau, người đau ít, người đau nhiều, có người chỉ cảm giác chân mỏi nhiều khi đi lại một quãng đường ngắn. Người bệnh có thể đau hông, đùi, cẳng chân hoặc bàn chân, đau riêng rẽ hoặc phối hợp tùy thuộc vào vị trí động mạch bị hẹp. Nếu lòng mạch hẹp nhiều và tuần hoàn bàng hệ (mạch máu tham gia vào cấp máu cho phần sau động mạch bị hẹp) ít hoặc không có, người bệnh đau cả khi nghỉ ngơi, chân có thể bị hoại tử, đôi khi phải cắt cụt để bảo toàn tính mạng, nặng hơn nữa người bệnh có thể tử vong.

Đau cách hồi bắp chân - Là vị trí đau hay gặp nhất. Người bệnh cảm thấy đau như bị chuột rút vùng bắp chân khi đi lại và giảm đi khi nghỉ. Đau kiểu chuột rút ở 2/3 trên bắp chân thường do hẹp động mạch đùi nông, ngược lại đau 1/3 dưới thường là do bệnh lý động mạch khoeo.  

Đau cách hồi động mạch chủ bụng - Người bệnh bị hẹp động mạch chủ bụng thường hay phàn nàn đau hông, háng, bắp đùi. Cảm giác đau có thể giống như bị thương. Người bệnh cũng có cảm giác yếu mỏi cơ vùng hông lưng hoặc bắp đùi khi đi lại. Một dấu hiệu thường hay bị bỏ qua là những vết thương ở lưng, đùi thường chậm lành do mạch máu nuôi dưỡng kém.

Đau cách hồi bắp đùi - Đau cách hồi ở bắp đùi là do hẹp động mạch đùi chung trong khi đó đau ở phần thấp hơn thường do hẹp động mạch chày hoặc động mạch mác.

NHỮNG DẤU HIỆU KHÁC - Động mạch phía sau chỗ hẹp có hiện tượng nảy yếu khi bắt mạch. Chân lạnh, da láng bóng, rụng lông và móng chân đổi màu. Phía dưới đoạn động mạch bị hẹp, huyết áp thấp hoặc có thể không đo được. Siêu âm mạch máu giúp xác định vị trí tổn thương và lượng giá mức độ nặng của bệnh. Cộng hưởng từ hạt nhân hay chụp cắt lớp đa dãy là những xét nghiệm có giá trị giúp chẩn đoán xác định, đánh giá mức độ nặng và định hướng điều trị.

ĐIỀU TRỊ - Điều trị đau cách hồi gồm điều trị nội khoa và/hoặc ngoại khoa. Nhiều trường hợp được điều trị thành công khi can thiệp bằng bóng qua da.

Phần lớn bệnh nhân lúc đầu được điều trị bằng thuốc (điều trị nội khoa). Các biện pháp điều trị bao gồm thay đổi các yếu tố nguy cơ và dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu (thuốc làm giảm độ tập trung tiểu cầu trong lòng động mạch, tĩnh mạch hoặc tim). Một số bệnh nhân ngay khi phát hiện đã phải điều trị ngoại khoa hoặc can thiệp bằng dụng cụ trong lòng mạch máu do tình trạng tắc hẹp mạch máu nghiêm trọng.

Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ - Kiểm soát các yếu tố nguy cơ được khuyến cáo áp dụng cho mọi bệnh nhân đau các hồi:

  • Giảm cholesterol máu làm giảm tiến triển bệnh động mạch ngoại biên và giảm triệu chứng đau cách hồi. LDL – cholesterol nên điều chỉnh xuống dưới 100 mg/dL (2.6 mmol/L). Các biện pháp giảm lipid máu là thay đổi lối sống (ăn uống và luyện tập) kết hợp với dùng thuốc hạ lipid máu khi có chỉ định.
  • Ngừng hút thuốc lá, kiểm soát đường huyết, hạ huyết áp được áp dụng cho mọi bệnh nhân đau cách hồi do mang lại nhiều lợi ích đối với người bệnh, càng quan trọng hơn khi người mắc bệnh động mạch ngoại biên có tỷ lệ bệnh động mạch vành khá cao mà bỏ thuốc lá, kiểm soát đường huyết và giảm huyết áp còn làm giảm nguy cơ và mức độ nặng của bệnh mạch vành.

Thể dục - Tập thể dục phục hồi chức năng giúp giảm triệu chứng đau cách hồi. Khoảng cách và thời gian trước khi xuất hiện triệu chứng đau cách hồi khi đi bộ được tăng lên khi luyện tập thể dục kiên trì. Nguời bệnh chọn cho mình địa điểm chạy bộ trong công viên hoặc trên thảm chạy 45 – 60 phút 3 lần trong 1 tuần, kéo dài ít nhất 3 tháng. Nên có sự giám sát của nhân viên y tế ở mỗi một giai đoạn luyện tập. Mức độ tập luyện căn cứ trên triệu chứng đau cách hồi hoặc một số dấu hiệu như nhịp tim, cơn đau ngực xuất hiện khi gắng sức.

Điều trị bằng thuốc chống kết tập tiểu cầu - Thuốc chống kết tập tiểu cầu được sử dụng cho mọi bệnh nhân đau cách hồi. Thuốc có thể chỉ cải thiện một phần nhỏ triệu chứng nhưng thuốc có khả năng làm giảm số trường hợp đau cách hồi phải điều trị ngoại khoa, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong do các nguyên nhân tim mạch.

Aspirin (81 - 162 mg/ngày) là chấp nhận được đối với bệnh nhân mắc bệnh động mạch ngoại biên. Điều trị bằng các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác, ví dụ clopidogrel (Plavix®) cho hiệu quả không hơn nhiều so với aspirin dùng riêng rẽ với mục đích phòng ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim và bệnh động mạch ngoại biên. Mặt khác giá thành điều trị cao hơn hẳn aspirin dùng đơn thuần.

Điều trị bằng một số thuốc khác - Nhiều thuốc có tác dụng đối với bệnh nhân đau cách hồi mà không đáp ứng với các biện pháp điều trị nói trên:

  • Cilostazol • Cilostazol (Pletaal®) là thuốc có hiệu quả nhất đối với triệu chứng đau cách hồi khi phối hợp với tập luyện. Thày thuốc có thể sử dụng cilostazol cho những bệnh nhân không đi lại được nhiều do đau cách hồi. Chỉ định này còn đặc biệt có lợi đối với những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị điều chỉnh các yếu tố nguy cơ đơn thuần và những người không muốn hoặc không phẫu thuật tái thông mạch được. Cilostazol nên uống trước khi ăn 1,5 giờ hoặc 2h sau khi ăn vì bữa ăn nhiều mỡ làm tăng nồng độ thuốc hấp thu vào cơ thể. Diltiazem, omeprazole và bưởi không nên dùng đồng thời với cilostazol. Cilostazol có thể dùng an toàn cùng với aspirin và/hoặc clopidogrel. Một số tác dụng phụ khác của thuốc bao gồm đau đầu, chóng mặt, hồi hộp đánh trống ngực và rối loạn tiêu hóa.
  • Pentoxifylline • Pentoxifylline (Trentox®) được dùng để điều trị đau cách hồi từ nhiều năm nay cho dù các nghiên cứu về hiệu quả của thuốc còn có nhiều tranh cãi. Thuốc có hiệu quả không cao bằng cilostazol nhưng có thể dùng phối hộp khi cilostazol không cải thiện triệu chứng. Một số tác dụng phụ thường gặp là cảm giác đau thượng vị, buồn nôn và nôn.
  • Ginkgo biloba • Nhiều nghiên cứu gợi ý rằng ginkgo biloba có thể cải thiện triệu chứng đau cách hồi nhưng cũng có những nghiên cứu cho rằng khó có thể nói ginkgo an toàn và có hiệu quả đối với bệnh nhân đau cách hồi.

Phẫu thuật và can thiệp qua da - Phần lớn bệnh nhân đau cách hồi được điều chỉnh các yếu tố nguy cơ, hoạt động thể lực và dùng thuốc. Những người không có khả năng và không có điều kiện để tạm dừng công việc của mình khi đau hoặc những người đau cả khi nghỉ ngơi thì nên chỉ định tái thông mạch (bằng phẫu thuật hoặc can thiệp qua da)

Can thiệp tái thông mạch qua da - Can thiệp tái thông mạch qua da thường áp dụng trước khi chỉ định phẫu thuật do tái thông mạch qua da ít xâm nhập hơn và ít nguy cơ hơn. Can thiệp qua da với đường vào là vết chọc nhỏ ngoài da, đưa một dây dẫn có bóng vào chỗ động mạch bị hẹp và bóng nong được đưa đến chỗ hẹp của động mạch. Bóng được bơm lên và làm rộng lòng mạch, giúp dòng máu đi qua được dễ dàng hơn. Một số bệnh nhân được đặt giá đỡ (stent) trong lòng mạch, ngăn không cho lòng mạch bị hẹp trở lại sau khi rút bóng. Can thiệp qua da hiện nay được chỉ định khá rộng rãi và là một phương pháp lựa chọn đối với những bệnh nhân sức khỏe yếu không chịu đựng được phẫu thuật.

Phẫu thuật - Phẫu thuật tái thông mạch dùng đoạn mạch của cơ thể (tĩnh mạch hoặc động mạch) để nối qua chỗ hẹp, giúp dòng máu chảy qua. Chỉ định tốt nhất cho những bệnh nhân sức khỏe tốt, dưới 70 tuổi, không tiểu đường và đoạn sau của động mạch bị hẹp lưu thông tốt. Tuy vậy nhiều bệnh nhân trên 70 tuổi và mắc bệnh tiểu đường đã được phẫu thuật thành công do hiện nay chúng ta có trang thiết bị hiện đại và ngành gây mê hồi sức đã có nhiều bước tiến quan trọng.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường được dùng các thuốc chống đông (warfarin) hoặc chống kết tập tiểu cầu (aspirin) để đề phòng tắc cầu nối động mạch.

TS. Tạ Mạnh Cường

Photo: Google.com.vn

Gửi bài viết qua email In bài viết Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC
Cứu sống bệnh nhân 3 lần cận kề cửa tử
Cứu sống bệnh nhân ngừng tim
Nhiễm phóng xạ có thể gây bệnh gì?
Vai trò quan trọng của BNP/NT-BNP trong chẩn đoán, hướng dẫn điều trị và tiên lượng bệnh nhân suy tim
Cập nhật 2010 về nguyên tắc chăm sóc, theo dõi và thái độ xử trí những biến chứng của van tim nhân tạo
Tim một thất
Tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ
Test đi bộ 6 phút (6MWT)
Chụp xạ hình PET/CT
Vi đạm niệu có vai trò dự báo biến cố tim mạch?
Peptide lợi niệu Natri týp B và suy tim
Trắc nghiệm kiến thức của bạn về "Tầm quan trọng của điều trị triệu chứng cơn đau thắt ngực ổn định"
Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc phối hợp ức chế men chuyển dạng ATII hoặc ức chế thụ thể AT1 và amlodipine
Một số kinh nghiệm quý khi dùng Digoxin trong điều trị suy tim nặng
Tầm quan trọng của điều trị triệu chứng cơn đau thắt ngực ổn định
Nhiễm H. Pylory làm gia tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ
Một số kinh nghiệm dùng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy tim mạn tính
Điều trị suy tim bằng thuốc ức chế men chuyển dạng Angiotensin II
Hội chứng chuyển hóa
Chế độ ăn của bệnh nhân tim mạch
Cập nhật về phân loại suy tim
Bão từ sẽ là trầm trọng hơn các bệnh tim mạch
Điều trị nhồi máu cơ tim cấp bằng phương pháp can thiệp ĐMV qua da
Bệnh lý tim mạch trong rối loạn chuyển hóa đường
Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch
Mất ý thức và chấn thương
Đi máy bay với người mắc bệnh tim mạch
Giữ mãi một trái tim khỏe mạnh
Tuổi mãn kinh và vữa xơ động mạch
Đau cách hồi
Tăng đường huyết sau ăn và nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân tiểu đường
TĂNG HUYẾT ÁP, CHẾ ĐỘ ĂN VÀ CÂN NẶNG
Làm gì khi bị tụt huyết áp?
Người bệnh tăng huyết áp nên biết...
Thuốc lá và bệnh tim mạch
PGS.TS. Tạ Mạnh Cường
ĐỒ CŨ HC
Nhà thuốc Phòng khám Mạnh Cường
Facebook Câu lạc bộ người dùng thuốc chống đông Coumadin Club
PHÒNG KHÁM TIM MẠCH MẠNH CƯỜNG -  PKMC.INFO
Bệnh học Tim Mạch trực tuyến Việt Nam
 Link
Chữa bệnh tăng huyết áp
CARDIONET.VN - WEBSITE BỆNH HỌC TIM MẠCH TRỰC TUYẾN VIỆT NAM
 
Vietnam Cardiovascular Network 

Website chính thức của PHÒNG KHÁM MẠNH CƯỜNG
Địa chỉ: 68, ngõ 41/27, Phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel/Fax: (04) 36280808 - Mobile: 0943 75 68 68 – Hotline: 0912 97 66 88 
Email: manhcuongclinic@yahoo.com
/ phongkhammanhcuong@pkmc.info
 

Chịu trách nhiệm nội dung: PGS.TS.BSCK II. Tạ Mạnh Cường

Bác sĩ cựu nội trú bệnh viện chuyên ngành Nội - Đại học Y Hà Nội
Tiến sĩ chuyên ngành Nội - Tim Mạch, Đại học Y Hà Nội
Cơ quan công tác: Viện Tim Mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội
Email: tamanhcuong@cardionet.vn
® Ghi rõ nguồn "CardioNet.VN" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Copyright © 2008 by Ass.Prof. Ta Manh Cuong, MD., PhD. All rights reserved.

Thiết kế website bởi haanhco.,Ltd